skip to Main Content

OLES JSC CUNG CẤP HỆ THỐNG NÂNG CHÂN VÀ HỆ TỜI NEO 4 ĐIỂM CHO SALAN CHUYÊN DỤNG PHỤC VỤ LẮP ĐẶT THÁP ĐIỆN GIÓ NGOÀI BIỂN

OLES JSC CUNG CẤP THỆ THỐNG NÂNG CHÂN VÀ HỆ TỜI NEO 4 ĐIỂM CHO SALAN CHUYÊN DỤNG PHỤC VỤ LẮP ĐẶT THÁP ĐIỆN GIÓ NGOÀI BIỂN THUỘC CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP CÔNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG BIỂN.

 Cho đến nay, nhiều nước đã đặt ra các mục tiêu phát triển điện gió ngoài khơi từ năm 2020 đến 2030. Đơn cử như Trung Quốc từ 9 GW lên 50 GW, Ấn Độ từ 5 GW lên 30 GW, Hàn Quốc từ 0,145 GW lên 12 GW, Nhật Bản từ 0,62 MW lên 10 GW. Như vậy, triển vọng phát triển điện gió ngoài khơi cho đến năm 2030 đang thuộc về các nước trong khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Theo một số nghiên cứu, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về điện gió nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng. Đơn cử như nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), điện gió ngoài khơi của Việt Nam có tiềm năng kỹ thuật khoảng 475 GW hay theo báo cáo của Cơ quan năng lượng Đan Mạch, con số này đạt khoảng 162 GW.

Theo một số nghiên cứu, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về điện gió nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng. Đơn cử như nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), điện gió ngoài khơi của Việt Nam có tiềm năng kỹ thuật khoảng 475 GW hay theo báo cáo của Cơ quan năng lượng Đan Mạch, con số này đạt khoảng 162 GW.

Tính toán của Nhóm ngân hàng thế giới cũng cho thấy, nếu Việt Nam phát triển điện gió ngoài khơi với tổng quy mô công suất năm 2030 là 10 GW, 2035 là 25 GW, năm 2040 là 40 GW và năm 2050 là 70 GW – tương ứng với tỷ lệ điện năng cung cấp là 5%, 12%, 17% và 27%, Việt Nam có thể đạt được một số kết quả là lũy kế đến năm 2035 bổ sung 50 tỷ USD nền kinh tế (bao gồm cả xuất khẩu), tạo mới 700.000 việc làm năm, thu hút được 500 triệu USD vốn đầu tư, tránh phát thải hơn 217 triệu tấn CO2, tỷ lệ nội địa hóa 60% và yếu tố rất quan trọng chi phí điện quy dẫn (LCOE) là 83 USD/mWh vào năm 2030 và 62 USD/mWh vào năm 2035, khi sản xuất được 203 TWh.

Tuy nhiên, nhóm ngân hàng thế giới cũng cho rằng, để thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, tổ chức tài chính và nhà sản xuất trên thế giới phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam thì quy mô của thị trường với các mục tiêu phải đủ lớn, lộ trình rõ ràng, chính sách phù hợp.

Nhận thấy tiềm năng rất lớn điện gió ngoài khơi, Công ty CPDV Thiết bị nâng ngoài khơi (OLES JSC) đã hợp tác cùng Công ty cổ phần xây lắp công trình năng lượng biển đầu tư hệ thống salan chuyên dụng phục vụ cho hạng mục lắp đặt trụ điện và tuabin cánh quạt gió, hạng mục khó khăn nhất trong các gói thầu thi công công trình điện gió ngoài biển.

Để lắp đặt được trụ tháp với khối lượng 100 tấn mỗi trụ, tuabin chính khối lượng 120 tấn với chiều cao 140 mét so với mực nước biển đòi hỏi salan phải được lắp đặt hệ thống cẩu chuyên dụng 1200 tấn. Lắp đặt vận hành an toàn hệ cẩu 1200 tấn trên bờ đã khó thì việc lắp đặt lên salan và làm việc trên biển với điều kiện sóng gió thì còn khó hơn gấp bội. Với yêu cầu Salan phải được cố định không di chuyển trong suốt quá trình lắp đặt trong khi thời gian thi công dài, thủy triều lên xuống đòi hỏi salan phải có hệ thống thiết bị chuyên dùng.

Đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư Công ty CPDV Thiết Bị Nâng Ngoài Khơi (OLES JSC) đã tính toán thiết kế và cung cấp hệ thống nâng hạ 4 cọc định vị cho salan hay còn gọi là hệ thống nâng chân salan đồng bộ cùng hệ thống tời neo 4 điểm với các thông số kỹ thuật như sau:

  • Hệ thống nâng chân salan:
  • Sức nâng: 100 tấn trên mỗi trụ, số lượng 4 trụ
  • Hành trình làm việc: 40 mét
  • Kiểu điều khiển: Tự động bằng PLC và điều khiển bằng tay trang cơ
  • Bao gồm hệ thống kiểm soát tải, kiểm soát lực tỳ lên mỗi chân salan
  • Bộ nguồn thủy lực đồng bộ, chuyên dụng cho môi trường biển. Bao gồm hệ thống dự phòng sự cố.
  • Hệ thống tời neo 4 điểm:
  • Tời cáp thủy lực, tải trọng làm việc an toàn: 20 tấn
  • Tốc độ: 15-20 mét /phút
  • Dung lượng cáp trên tang: 450-600 mét cáp D32-38mm
  • Neo: Neo chuyên dụng độ bám cao (Delta)
  • Bao gồm hệ Puly chuyển hướng 3 chiều ngoài mạn
  • Bộ nguồn thủy lực đồng bộ, chuyên dụng cho môi trường biển. Bao gồm hệ thống dự phòng sự cố.
  • Hệ thống báo tải, chiều dài cáp thả đồng bộ
  • Hiển thị tải, chiều dài cáp, hệ thống điều khiển tích hợp về phòng điều khiển.  

Sau thời gian thi công 4 tháng công ty CPDV Thiết Bị Nâng Ngoài Khơi (OLES JSC) đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng thiết bị trên salan dải cáp OEI-TC 01

Dưới đây là một số hình ảnh quá trình thực hiện dự án

Hình ảnh tời neo 4 điểm


Bộ nguồn thủy lực của  hệ thống tời neo 4 điểm.

Neo 3 tấn độ bám cao và Puly chuyển hướng chuyên dụng ngoài mạn salan

Hệ thống Spud lifter (Hệ nâng chân salan)

Hình ảnh salan được lắp đặt hoàn thiện hệ thống tời neo 4 điểm và hệ thống nâng chân